Kính cứng là “chiếc khiên tàng hình” sở hữu độ bền ấn tượng và xuất hiện trên hầu hết các thiết kế đồng hồ hiện nay.
MỤC LỤC › Đặc điểm của kính cứng trên đồng hồ |
Kính cứng là gì?
Kính cứng còn gọi là kính khoáng (Mineral Crystal hoặc Mineral Glass) là loại kính được làm từ thủy tinh soda – lime kết hợp với các khoáng chất vô cơ nhằm tăng độ cứng và khả năng chịu lực.

Kính cứng là loại kính phổ biến nhất, có khả năng cân bằng giữa tính thẩm mỹ, giá cả và độ bền – Ảnh sản phẩm Saga Charm 71825-SVMWSV-12
Chúng được sản xuất bằng cách nung chảy thủy tinh vôi với vôi xút và các khoáng chất đặc biệt ở nhiệt độ cao. Sau đó, tiến hành làm lạnh đột ngột hoặc xử lý hóa học (thường là ngâm trong dung dịch Kali nitrat) để tăng độ bền.
- Công thức tạo ra kính cứng: SiO2 + Na2O+ CaO + phụ gia khác (tùy vào nhà sản xuất).
Nhờ sự cân bằng giữa độ bền, tính thẩm mỹ và giá thành, kính cứng được sử dụng rộng rãi trong nhiều dòng từ phổ thông đến cao cấp. Hầu hết các thương hiệu hiện nay đều có những mẫu sử dụng loại kính này, đặc biệt ở phân khúc tầm trung giúp bảo vệ mặt số mà vẫn đảm bảo mức giá hợp lý.
Đặc điểm của kính cứng trên đồng hồ
1. Ưu điểm
- Độ cứng khá (6-7.5 độ Mohs)
Dù không đạt đến độ cứng của sapphire (9 Mohs), kính cứng vẫn đủ khả năng chống trầy xước trong sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, khi va chạm mạnh, chúng không vỡ thành các mảnh sắc nhọn, đảm bảo an toàn cho người dùng. Một ví dụ tiêu biểu là Hardlex Crystal của Seiko đạt độ cứng lên đến 7.5 độ Mohs nhờ bổ sung B203 trong công thức.
- Chịu lực tốt
Nhờ quá trình gia cố cường lực, chúng có khả năng chịu được các va đập thông thường giúp bảo vệ mặt số đồng hồ khỏi hư hại.
- Giá thành hợp lý
Chỉ với mức giá từ 2 – 10 triệu bạn đã có thể sở hữu chiếc đồng hồ kính cứng có thương hiệu. Vì kính khoáng có chi phí sản xuất thấp, giúp đồng hồ có mức giá phải chăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt. Đây là lý do khiến kính cứng trở thành lựa chọn phổ biến trong nhiều dòng từ phân khúc phổ thông đến tầm trung.
- Dễ dàng đánh bóng
Khi xuất hiện các vết trầy xước nhỏ, dễ dàng đánh bóng để khôi phục độ trong suốt mà không cần thay thế toàn bộ mặt kính. Điều này giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và giữ cho đồng hồ luôn đẹp như mới.

Kính cứng là sự lựa chọn phổ biến trên nhiều dòng đồng hồ – Ảnh sản phẩm Saga Signature 53458-SVMWBK-2
2. Nhược điểm
- Dễ trầy xước:
Có độ cứng ở mức khá nên dễ bị trầy xước đặc biệt khi tiếp xúc với kim loại hoặc các vật sắc nhọn khác.
- Dễ vỡ khi va chạm mạnh:
Khi chịu tác động quá lớn, kính khoáng có thể bị nứt hoặc vỡ, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ buộc phải thay mặt kính mới.
- Khả năng chống ẩm kém:
Kính khoáng không có khả năng chống ẩm tốt. Nếu tiếp xúc với nước hoặc môi trường có độ ẩm cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến bộ máy đồng hồ.
Nên chọn đồng hồ kính cứng hay kính sapphire?
Việc lựa chọn giữa kính cứng và kính sapphire phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng người.
- Kính sapphire nổi bật với khả năng chống trầy xước gần như tuyệt đối nhờ độ cứng lên đến 9 Mohs. Tuy nhiên, độ giòn cao khiến kính sapphire dễ vỡ khi va đập mạnh, các mảnh vỡ sắc nhọn, tiềm ẩn nguy cơ gây chấn thương. Ngoài ra, kính sapphire có xu hướng bị chói khi ra ngoài trời nắng, gây cản trở tầm nhìn nếu không được phủ lớp chống phản chiếu (AR).
- Kính cứng lại mang đến sự cân bằng hoàn hảo giữa độ bền, khả năng chịu lực và giá thành. Với độ cứng từ 6 – 7.5 Mohs, chúng đủ sức chống lại những va đập thông thường trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, khi vỡ, chúng không tạo ra những mảnh sắc nhọn nguy hiểm, mà vỡ thành từng mảnh nhỏ an toàn hơn cho người dùng.
Nếu bạn cần một chiếc đồng hồ vừa bền bỉ, giá cả hợp lý, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ để sử dụng hàng ngày, thì kính cứng là lựa chọn lý tưởng. Ngược lại, nếu bạn một sản phẩm có khả năng chống trầy vượt trội, ưa thích trải nghiệm sản phẩm cao cấp thì sapphire là lựa chọn thích hợp hơn
Nhiều sản phẩm của Saga sử dụng kính khoáng cao cấp, kết hợp với thiết kế tinh tế, hiện đại, phù hợp với những cô nàng yêu thích sự thanh lịch và tiện dụng. Với mức giá cực kỳ dễ chịu, bạn đã sở hữu ngay một cỗ máy vừa đẹp, vừa bền, mà không cần lo lắng về chi phí thay thế hay bảo dưỡng quá cao.

Đồng hồ kính cứng của Saga mang vẻ đẹp thanh lịch, hiện đại, hoàn hảo cho nàng trong mọi hoạt động hằng ngày – Ảnh sản phẩm Saga Stella 53442-SVMBSV-2A
Lưu ý khi sử dụng đồng hồ kính cứng
Dù có khả năng chịu lực và nhiệt tốt, nhưng kính cứng vẫn có giới hạn nhất định. Để đảm bảo đồng hồ luôn bền đẹp, bạn nên lưu ý:
- Tránh va đập mạnh: Loại kính này chịu được các tác động thông thường, nhưng nếu va chạm quá mạnh, mặt kính vẫn bị nứt hoặc vỡ. Hãy hạn chế đặt chúng ở những nơi dễ rơi hoặc va vào vật cứng.
- Bảo quản đúng cách: Khi không sử dụng, nên cất vào hộp hoặc vị trí an toàn để tránh trầy xước không mong muốn.
- Hạn chế tiếp xúc với nước và hóa chất: Dù nhiều mẫu có khả năng chống nước, nhưng việc tiếp xúc thường xuyên với nước, xà phòng hoặc hóa chất có thể làm giảm độ bền của mặt kính và vỏ đồng hồ.
- Vệ sinh thường xuyên: Dùng khăn vải mềm lau mặt kính để loại bỏ bụi bẩn, dấu vân tay, giúp sản phẩm luôn sáng bóng, hạn chế trầy xước.
- Cẩn thận khi đánh bóng: Dù kính cứng có thể được đánh bóng để khôi phục độ trong suốt, nhưng việc này làm mòn lớp kính, khiến mặt đồng hồ không còn giữ được độ dày, độ sáng như ban đầu.
Tìm hiểu thêm về vật liệu chế tác trên đồng hồ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Các loại dây da đồng hồ & 8 kiểu phổ biến nhất
Giải mã cọc số đồng hồ & Phân loại các thiết kế
Các loại dây đồng hồ kim loại thịnh hành nhất
Đồng hồ Vintage là gì? Lý giải sức hút vượt thời gian
Các loại dây đồng hồ phổ biến – Đặc điểm chi tiết & cách chọn
Case Back là gì? Các loại nắp lưng đồng hồ
Đá Swarovski – “Vũ khí quyến rũ” của đồng hồ thời trang
Đồng hồ Dress Watch là gì? Cách nhận diện & lựa chọn
THẢO LUẬN