Kính khoáng (Mineral Crystal) là gì? Lợi ích xứng đáng mua

Kính khoáng (Mineral Crystal) là gì? Lợi ích xứng đáng mua

Đồng hồ kính khoáng (Mineral Crystal) xuất hiện phổ biến nhờ ưu điểm cân bằng giữa vẻ ngoài, độ bền và chi phí.

MỤC LỤC

› Kính khoáng (Mineral Crystal) là gì?

› Tìm hiểu về lợi ích của kính khoáng và những câu hỏi thường gặp

1. 5 lợi ích giúp kính khoáng được ưa dùng

2. Hạn chế về khả năng chống trầy

3. So sánh ưu, nhược điểm đồng hồ kính khoáng và kính nhựa và kính sapphire

Kính khoáng (Mineral Crystal) là gì?

Kính khoáng hay kính cứng, Mineral Crystal là thuật ngữ chỉ vật liệu được làm từ soda-lime glass (thủy tinh vôi), qua quá trình tôi luyện cường lực tức là nung ở nhiệt độ cao để làm tăng độ cứng của bề mặt kính và không dễ vỡ.

Trên lý thuyết, loại kính này tương đối cứng và không dễ bị vỡ khi va chạm, tính trên thang độ Mohs là 6.5 – 7, thấp hơn kính sapphire nhưng cao hơn các loại kính khác.

Kính khoáng (Mineral Crystal) là gì? - ảnh 1

Quá trình sản xuất kính khoáng bao gồm nấu chảy Silica và oxit chì tạo thành thuỷ tinh lỏng. Chúng được đổ vào khuôn, làm nguội chậm để tránh bị nứt. Khi cứng lại được cắt theo kích thước phù hợp, đánh bóng lại để đạt được độ bóng trong suốt.

Trong quá trình sản xuất đòi hỏi phải kiểm soát nhiệt độ và tốc độ làm mát để đảm bảo độ trong suốt và độ cứng của thủy tinh.

Tìm hiểu về lợi ích của kính khoáng và những câu hỏi thường gặp

1. 5 lợi ích giúp kính khoáng được ưa dùng

Chống va đập khá, ít xảy ra tình trạng vỡ vụn, an toàn cho người đeo

Kính khoáng có cường lực tổng thể cao do gia cố bằng khoáng chất và cường độ nén tổng thể cao hơn sapphire. Chính vì vậy mà bạn có thể thấy đồng hồ lặn vẫn sử dụng loại kính này (đến độ sâu lớn hơn 200m). Đặc biệt an toàn nếu bị vỡ không bị rơi mảnh vụn gây thương tích cho người dùng.

Nhờ gia cố bằng bằng hóa chất nên tinh thể khoáng chống chọi tốt với hao mòn thông thường.

Thẩm mỹ nhờ dễ dàng tạo hình

Dáng kính từ phẳng đến cong vòm, được nhiều nhà sản xuất lựa chọn cho việc sản xuất đồng hồ thời trang.

Phản xạ ánh sáng ít hơn

Mặt kính không bị chói lóa dưới ánh sáng Mặt Trời, dễ dàng quan sát thời gian.

Giá cả phải chăng

So với sapphire thì kính khoáng có giá thành rẻ hơn nên được sử dụng ở hầu hết đồng hồ tầm trung (dưới 10 triệu đồng).

Dễ dàng đánh bóng khi bị trầy xước

Với vết xước nhỏ có thể sử dụng phương pháp đơn giản với thủy tinh để đánh bóng. Vốn mức giá phải chăng nên việc mức giá cần chi trả cho dịch vụ này chỉ từ 100,000 đồng, dễ dàng tìm kiếm địa chỉ đánh bóng.

2. Hạn chế về khả năng chống trầy của kính khoáng

Đặc điểm độ cứng đạt 6 – 7 độ Mohs nên khả năng cao đồng hồ sử dụng loại kính này dễ bị trầy xước. Sau thời gian sử dụng dài chúng không còn sáng bóng như ban đầu mà có xu hướng bị đục.

3. So sánh với kính nhựa và kính sapphire

So sánh đồng hồ kính khoáng và kính nhựa và kính sapphire - ảnh 2

Với kính nhựa: Kính nhựa phù hợp cho phân khúc giá cả phải chăng. Nhờ có độ dẻo cao nên chúng khó vỡ và chịu va đập tốt hơn. Ngược lại, kính khoáng mang ưu điểm vượt trội hơn kính nhựa về mặt thẩm mỹ, chống trầy xước và có khả năng chống ẩm.

Với kính sapphire: Đạt 9 độ Mohs trên thang độ cứng, chỉ xếp sau kim cương nên kính sapphire có khả năng chống trầy xước vượt trội. Đồng nghĩa chỉ có kim cương mới có thể làm trầy xước chúng. Sapphire có độ trong cao, đẹp mà thường dùng ở đồng hồ cao cấp.

Tuy vậy kính sapphire lại có nhược điểm là chi phí cao, khi gặp vết xước không thể đánh bóng mà phải thay thế. Trường hợp bị vỡ không được đánh giá an toàn cho người dùng.

Kính khoáng lại mang đến hiệu suất chấp nhận được ở 99% người dùng nhưng mức giá thấp hơn sapphire. Tùy thuộc vào từng nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn đồng hồ có loại kính phù hợp tương ứng.

Bảng tổng hợp dễ hiểu dành cho bạn ngay dưới đây

Bảng so sánh nhanh 3 loại kính trên đồng hồ - ảnh 3

Bài viết đã chia sẻ đến độc giả những thông tin về kính khoáng và lý do vì sao lại được ứng dụng nhiều trên đồng hồ. Đón đọc nhiều bài viết hữu ích để hiểu rõ hơn về chất liệu chế tác trên đồng hồ.

Xem thêm: Các vật liệu chế tác trên đồng hồ

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *