Richard Eberhart từng nói: “Style is the perfection of a point of view.” Quả thật, mỗi lựa chọn đều phản ánh một cá tính và gu thẩm mỹ riêng. Các loại dây da đồng hồ cũng không ngoại lệ – mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Cùng Saga khám phá đâu là kiểu dây phù hợp nhất với bạn.
MỤC LỤC › Các loại dây da đồng hồ thật sử dụng hiện nay 4. Da mông ngựa (Shell Cordovan) › Các loại dây da nhân tạo sử dụng trên đồng hồ 1. Da Simili/Pleather/Faux Leather |
Các loại dây da đồng hồ thật sử dụng hiện nay
Với sự phát triển của ngành da thuộc, dây da đồng hồ ngày càng đa dạng về chất liệu, mỗi loại mang một nét cuốn hút riêng.
1. Da bò
Da bò là một trong các loại dây da đồng hồ phổ biến nhất nhờ vào độ bền, tính linh hoạt, giá cả hợp lý. Loại da này có kết cấu mềm mại, dễ xử lý, có thể nhuộm nhiều màu sắc khác nhau. Dây da bò thường sử dụng trên cả đồng hồ thời trang và cao cấp.
Da bò có nguồn cung dồi dào do ngành công nghiệp thực phẩm, giúp giảm giá thành so với các loại da quý hiếm hơn. Ngoài ra, da bò có cấu trúc sợi chắc chắn nhưng vẫn đủ linh hoạt để gia công, tạo ra sự cân bằng giữa độ bền và tính thẩm mỹ.
Ưu điểm là giá cả hợp lý, dễ tiếp cận, Mềm mại, lỗ chân lông có hạt hình tròn, bề mặt phẳng không có gồ, dẻo dai, bền bỉ, có tuổi thọ lâu dài.
Nhược điểm của chúng là dễ bị thấm nước nếu không xử lý chống thấm, cần bảo dưỡng thường xuyên để duy trì độ bền.
Dây da bò Ý có chất lượng cao với độ bền, màu sắc sang trọng, thường sử dụng trên thương hiệu cao cấp như Omega, Longines.

Dây da Masamu Flat da bò thật nhập từ Ý, mặt lót chất liệu da nhập từ Ý mềm mại, chống thấm mồ hôi tốt
2. Da cá sấu
Dây da cá sấu là lựa chọn cao cấp, được ưa chuộng bởi sự sang trọng, độ bền vượt trội. Kết cấu vân tự nhiên độc đáo giúp mỗi chiếc dây da cá sấu là một phiên bản độc nhất có 1 không 2.

Vì độ hiếm, tuổi thọ, môi trường sinh sống và quy trình thuộc da thủ công tốn nhiều thời gian, dây da cá sấu hiếm hơn các loại dây da đồng hồ khác như da bò, khiến nguồn cung cũng trở nên hạn chế. Hơn nữa, phần da đẹp nhất trên cá sấu thường chỉ chiếm một phần nhỏ trên cơ thể chúng, làm tăng giá trị của mỗi chiếc dây.
Ưu điểm của dây da cá sấu là độ bền cao, càng dùng càng đẹp, sang trọng, đẳng cấp, không bị nhăn nhúm theo thời gian.
Nhược điểm là không phải ai cũng có thể sở hữu đồng hồ dây da cá sấu thật vì giá thành cao. Bên cạnh đó, cần bảo quản kỹ, tránh tiếp xúc với nước thường xuyên để duy trì chất lượng.
Thương hiệu như Patek Philippe, Rolex thường sử dụng dây da cá sấu từ nguồn da chất lượng cao.
Đọc thêm: Dây da cá sấu là gì? Ưu nhược điểm, cách phân biệt thật, giả
3. Da đà điểu
Dù số lượng hạn chế, dây da đà điểu vẫn luôn nằm trong top các loại dây da đồng hồ được giới mộ điệu đánh giá cao bởi độ dẻo dai tuyệt vời, vượt xa cả da bò, mang lại cảm giác mềm mại, êm ái khi tiếp xúc.

Dây da đà điểu từ phần chân với kết cấu vân đặc trưng, mang đến vẻ cứng cáp và sang trọng
Bề mặt da đà điểu đặc trưng với những lỗ chân lông rõ rệt, tạo nên vẻ ngoài khác biệt, sang trọng, đầy cá tính. Mỗi chiếc dây da đều mang vân riêng biệt, không trùng lặp, thể hiện đẳng cấp, sự độc nhất của người sở hữu.
Cấu trúc da đà điểu có chứa các loại dầu tự nhiên (xuất phát từ môi trường sống khô cằn của loài đà điểu), giúp tăng khả năng chống nước, bền hơn mà không cần xử lý hóa chất quá nhiều. Ngoài ra, da đà điểu có độ thông thoáng cao, không gây tĩnh điện, có khả năng cách nhiệt tốt, mang lại cảm giác thoải mái khi đeo.
Hai loại da đà điểu thường dùng:
- Da mình đà điểu: Mềm mại, dẻo dai, với lỗ chân lông phân bố đều, tạo nên vẻ đẹp tinh tế.
- Da chân đà điểu: Cứng cáp, với vảy da đặc trưng, mang lại vẻ ngoài mạnh mẽ, cá tính.
Montblanc và Hermès là thương hiệu thường sử dụng dây da đà điểu cho dòng sản phẩm cao cấp.
Dây da đà điểu thật sẽ có các đặc trưng sau:
- Da chân đà điểu
Đặc trưng là lớp vảy xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên, tạo thành đường vân chạy dọc theo bề mặt da. Những lớp vảy này cứng cáp, sáng bóng, có độ sâu rõ rệt. Trong khi đó, da giả thường có họa tiết vảy không đều, thiếu sự sắp xếp ngay ngắn, không có độ sáng tự nhiên.
- Da mình đà điểu
Một đặc điểm nhận dạng quan trọng là nốt chân lông đặc trưng, có độ nghiêng khoảng 42 độ so với bề mặt da, sắp xếp đều đặn, có màu sậm hơn so với phần da xung quanh. Khi nhuộm màu, nốt này giữ sắc thái đậm hơn, tạo nên vẻ đẹp đặc biệt của da đà điểu. Ngược lại, da giả thường có nốt chân lông dập nổi vuông góc, không có lỗ thông qua lớp da và màu sắc giữa các nốt không đồng nhất với bề mặt da.
4. Da mông ngựa (Shell Cordovan)
Trong thế giới các loại dây da đồng hồ, dây da mông ngựa – Shell Cordovan được ví như “ông hoàng” nhờ độ bóng tự nhiên, độ bền vượt trội, khả năng chống nhăn gần như tuyệt đối. Không chỉ là một vật liệu xa xỉ, Shell Cordovan còn mang trong mình lịch sử hàng thế kỷ và một quy trình chế tác thủ công vô cùng tỉ mỉ.

Nói một tí về nguồn gốc của cái tên này. Tên gọi “Cordovan” bắt nguồn từ thành phố Córdoba (Tây Ban Nha, thế kỷ 17), nơi loại da này được cho là xuất hiện đầu tiên. Đến thế kỷ 19, kỹ thuật thuộc da mông ngựa phát triển mạnh mẽ ở Đức và Hà Lan, từ “Cordovan” khi đó mới gắn liền với loại da đặc biệt này.
Tuy nhiên, chính Isadore Horween – nhà sáng lập thương hiệu Horween tại Mỹ – đã đưa da mông ngựa lên tầm cao mới, biến nó thành biểu tượng của sự đẳng cấp, tinh xảo trong ngành thuộc da.
Như tên gọi thì người ta dùng phần da ở xung quanh vị trí mông ngựa để làm thành dây da đồng hồ. Nhiều người lầm tưởng rằng, da Shell Cordovan được lấy từ lớp da ngoài cùng, nhưng thực tế, nghệ nhân chỉ sử dụng lớp màng da nằm sâu bên dưới.
Lớp màng này chứa các sợi collagen dày đặc, tạo nên độ mịn màng, bền bỉ phi thường. Bạn có thể cảm nhận ngay sự khác biệt khi chạm vào, bề mặt da gần như không có lỗ chân lông, mịn màng hơn cả da bò, mang lại cảm giác sang trọng, đẳng cấp.
Điều khiến Shell Cordovan trở nên quý hiếm: mỗi con ngựa chỉ cho ra hai miếng da với diện tích nhỏ hơn 0.3m2. Sau khi lấy da, quá trình chế tác kéo dài từ 6 đến 10 tháng mới có thể cho ra mắt một sản phẩm ưng ý. Kết quả là một sản phẩm hoàn hảo với bề mặt bóng loáng như gương, màu sắc đồng đều, độ bền vượt thời gian.
Ở Việt Nam, dây da Shell Cordovan nhập khẩu có giá khoảng 1,5 triệu VND (~65 USD). Trên thị trường quốc tế, đặc biệt với hãng cao cấp, giá có thể từ 150 USD trở lên. Thường thấy trên dòng đồng hồ thủ công của Nomos hoặc thương hiệu cao cấp đến từ Đức.
Các loại dây da nhân tạo sử dụng trên đồng hồ
Bên cạnh những dòng dây da thật cao cấp, các thương hiệu cũng phát triển chất liệu nhân tạo, vừa tối ưu chi phí vừa giữ được nét thẩm mỹ tinh tế.
1. Da Simili/Pleather/Faux Leather

Dây Simili xuất hiện trên những sản phẩm giá rẻ
Đây là loại da giả làm từ nhựa PVC, thường sử dụng trên mẫu đồng hồ giá rẻ.
Loại da này không sử dụng bất kỳ thành phần da động vật nào, mà tạo từ nhựa tổng hợp với một lớp phủ giả vân da. Quy trình sản xuất hàng loạt giúp giảm chi phí đáng kể.
Ưu điểm của da Simili là có thể tạo màu sắc đa dạng, thậm chí phong phú hơn da thật, đồng thời có khả năng chống thấm nước, dễ vệ sinh. Tuy nhiên, do bản chất là da nhân tạo, nó dễ bong tróc, độ bền thấp, có thể gây kích ứng với làn da nhạy cảm.
2. Da PU tổng hợp

Phiên bản cải tiến của dây Simili
Da PU là phiên bản cải tiến của Simili, có độ mềm mại hơn, mô phỏng vân da tự nhiên tốt hơn.
Loại da này tạo ra bằng cách phủ một lớp nhựa Polyurethane (PU) lên bề mặt Simili, giúp tăng độ bền, dễ lau chùi và bảo quản. Nhờ vậy, da PU trông giống da thật hơn so với Simili, cũng có cảm giác mềm mại hơn.
Tuy nhiên, nhược điểm “chết người” của da PU là dễ bị nổ và bong tróc, đặc biệt khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc môi trường ẩm. Sau một thời gian sử dụng, lớp phủ PU có thể mất độ đàn hồi, khiến bề mặt da bị cứng, rạn, nứt. Đây cũng là lý do dây da PU có tuổi thọ ngắn hơn đáng kể so với da thật.
Các kiểu dây da đồng hồ phổ biến nhất
Trong thế giới chế tác, các loại dây da đồng hồ không chỉ là một phần trang trí mà còn quyết định phong cách, tính tiện dụng, độ bền của cỗ máy. Dưới đây là các kiểu dây da đồng hồ phổ biến nhất hiện nay.
1. Dây da trơn

Dây da trơn thanh lịch, tối giản – Ảnh sản phẩm Saga Dancing Heart 53766-RGMWRD-2
Dây da trơn có bề mặt nhẵn mịn, tạo cảm giác cao cấp ngay từ cái nhìn đầu tiên. Chất liệu da chất lượng cao giúp dây có độ bóng tự nhiên, tôn lên nét tinh tế cho đồng hồ.
Đây là lựa chọn lý tưởng cho dòng dress watch, phù hợp với trang phục công sở, dự tiệc và cả trang phục thường ngày, giúp người đeo luôn chỉn chu, lịch lãm.
Ưu điểm là có vẻ ngoài cổ điển, dễ phối đồ, dùng cả khi đi làm lẫn đi chơi, nhiều màu sắc, kiểu hoàn thiện khác nhau.
Nhược điểm là dễ bị trầy xước nếu không bảo quản cẩn thận, cần chăm sóc thường xuyên để giữ độ bóng đẹp.
2. Dây da in vân

Dây da bò dập vân cá sấu sang trọng – Ảnh sản phẩm Saga Long Xing Da Da 53111-SVGERD-2LH
Dây da dập vân mô phỏng họa tiết cá sấu, thằn lằn… giúp tăng tính thẩm mỹ mà không cần dùng da thật. Với vẻ ngoài sang trọng và cá tính, đây là lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn tạo dấu ấn riêng.
Ưu điểm là có thiết kế độc đáo, nổi bật, giá thành hợp lý hơn so với da thật, nhiều hoa văn, màu sắc đa dạng.
Nhược điểm là hoa văn có thể mờ đi theo thời gian, chất lượng, độ bền phụ thuộc vào quy trình sản xuất.
3. Dây da lộn

Dây da lộn đến từ thương hiệu Tudor, mang phong cách cổ điển và cá tính
Dây da lộn có bề mặt mịn, mềm như nhung nhờ quá trình mài nhẹ mặt trong của da. Kiểu dây này mang đến cảm giác êm ái khi đeo, tạo vẻ ngoài vừa thanh lịch vừa phóng khoáng.
Dây da lộn đặc biệt phù hợp với phong cách casual, giúp chiếc đồng hồ của bạn trông hiện đại vẫn đậm nét cổ điển. Nếu bạn yêu thích sự thoải mái nhưng vẫn muốn giữ nét tinh tế, đây chính là lựa chọn hoàn hảo.
Điểm nổi bật của dây da lộn là chất liệu mềm mại, đeo êm ái, phong cách thoải mái nhưng vẫn tinh tế, mang đến vẻ ngoài ấm áp, cổ điển.
Nhược điểm là dễ bám bẩn, khó vệ sinh, không phù hợp với môi trường ẩm hoặc mưa.
4. Dây da rally

Dây Rally với thiết kế đặc trưng gồm 2 – 3 lỗ đục lớn, lấy cảm hứng từ những tay đua xe thể thao
Dây da Rally lấy cảm hứng từ văn hóa đua xe, với đặc trưng là 2 – 3 lỗ đục dọc theo dây. Không chỉ tạo điểm nhấn thể thao, thiết kế này còn giúp tăng độ thoáng khí, mang lại cảm giác thoải mái khi đeo trong thời gian dài, đặc biệt là khi vận động.
Đặc trưng của dây rally là thiết kế thoáng khí phù hợp đeo lâu, chất da bền bỉ, thích hợp cho lối sống năng động phù hợp với phong cách thể thao, mạnh mẽ.
Nhược điểm lớn nhất là khó kết hợp với trang phục trang trọng. Cần vệ sinh thường xuyên vì bụi, mồ hôi dễ bám vào lỗ đục.
5. Dây da đục lỗ

Dây da đục lỗ với nhiều lỗ nhỏ chạy dọc theo dây, tạo điểm nhấn độc đáo và giúp cổ tay thông thoáng hơn
Tương tự như dây da Rally, dây da đục lỗ có nhiều lỗ nhỏ chạy dọc theo dây bố trí theo nhiều kiểu dáng khác nhau, không chỉ tạo điểm nhấn thể thao, cá tính mà còn giúp thoáng khí, đặc biệt hữu ích khi đeo trong thời tiết nóng hoặc khi vận động.
Các lỗ này có thể thiết kế theo nhiều họa tiết khác nhau, vừa để trang trí, vừa giúp dây da nhẹ hơn, thoải mái hơn khi đeo.
Nhược điểm tương tự như dây rally là dễ bám bụi vào lỗ đục, cần vệ sinh thường xuyên để giữ dây luôn sạch sẽ.
6. Dây da lót silicon

Dây da có lớp lót silicon bên trong, tăng cường độ êm ái và khả năng chống thấm mồ hôi
Dây da lót silicon mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp của da và độ bền linh hoạt của silicone. Phần mặt trên vẫn giữ nét sang trọng của da thật, trong khi lớp lót silicon bên dưới giúp tăng cường độ êm ái, chống thấm mồ hôi, linh hoạt hơn khi đeo.
Điểm nổi bật là chống nước, chống ẩm tốt hơn dây da thông thường, thoải mái khi đeo nhờ lớp lót silicon, phù hợp với nhiều phong cách, dịp sử dụng.
Lớp silicon có thể ảnh hưởng đến độ thoáng khí của dây, cần bảo quản đúng cách để tránh hư hỏng lớp lót bên trong.
7. Dây da chống nước

Dây da chống nước được xử lý đặc biệt để hạn chế thấm nước, tuy nhiên không hoàn toàn chống nước tuyệt đối
Dây da chống nước được xử lý đặc biệt để hạn chế thấm nước, phù hợp cho người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. Thường làm từ da thật đã qua xử lý hoặc da tổng hợp cao cấp. Lớp phủ chống nước có thể là sáp, silicon hoặc công nghệ đặc biệt, giúp nước không thấm vào bề mặt da.
Mặc dù đã được xử lý chống nước, dây da vẫn không nên ngâm hoàn toàn trong nước. Lớp phủ chỉ bảo vệ bề mặt, trong khi nước có thể thấm vào các đường chỉ khâu.
Dòng đồng hồ thể thao hoặc dress watch cao cấp đến từ Omega, Seiko, Longines,.. thường sử dụng dây này.
8. Dây da bóng

Dây da bóng mang phong cách dress watch, phù hợp với trang phục công sở và các sự kiện quan trọng
Dây da bóng có bề mặt xử lý bằng các lớp sáp hoặc phủ một lớp bóng đặc biệt để tạo hiệu ứng phản chiếu, giúp bề mặt trở nên mượt mà, sang trọng hơn.
Trong các loại dây da đồng hồ, dây da bóng mang phong cách thanh lịch thường xuất hiện trên mẫu dress watch, phù hợp với trang phục công sở hoặc sự kiện quan trọng. Làm từ da thật với quy trình đánh bóng tỉ mỉ, giúp bề mặt có độ sáng bóng đặc trưng.
Mặc dù phổ biến nhất là nâu, đen nhưng dây da bóng cũng có nhiều phiên bản màu sắc khác để phù hợp với từng phong cách.
Nhược điểm là dễ trầy xước. Bề mặt bóng có thể bị ảnh hưởng bởi va chạm hoặc móng tay. Cần lau chùi thường xuyên để giữ độ sáng bóng, tránh bụi bẩn bám vào. Do vẻ ngoài sang trọng, dây da bóng không thích hợp cho trang phục quá thoải mái hoặc thể thao.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giải mã cọc số đồng hồ & Phân loại các thiết kế
Các loại dây đồng hồ kim loại thịnh hành nhất
Đồng hồ Vintage là gì? Lý giải sức hút vượt thời gian
Các loại dây đồng hồ phổ biến – Đặc điểm chi tiết & cách chọn
Case Back là gì? Các loại nắp lưng đồng hồ
Đá Swarovski – “Vũ khí quyến rũ” của đồng hồ thời trang
Đồng hồ Dress Watch là gì? Cách nhận diện & lựa chọn
Nhận biết 20 loại kim đồng hồ kinh điển ứng dụng chế tác
THẢO LUẬN