Độ dày đồng hồ là gì? Cách chọn độ dày đồng hồ phù hợp

Độ dày đồng hồ là gì? Cách chọn độ dày đồng hồ phù hợp

Khi chọn một chiếc đồng hồ, bên cạnh kích thước mặt số, độ dày đồng hồ cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Bài viết này sẽ giúp bạn xác định mẫu đồng hồ dày hay mỏng phù hợp với phong cách và nhu cầu sử dụng của mình.

MỤC LỤC

› Độ dày đồng hồ là gì?

› Các mức độ dày của đồng hồ phổ biến

1. Độ dày đồng hồ cơ

2. Độ dày đồng hồ Quartz

› Yếu tố ảnh hưởng đến độ dày đồng hồ

1. Bộ máy bên trong

2. Chất liệu vỏ kính

3. Tính năng bổ sung

4. Phong cách thiết kế

› Nên mua đồng hồ dày hay mỏng?

Độ dày đồng hồ là gì?

Độ dày đồng hồ là chiều cao tính từ đáy đến mặt kính đồng hồ. Với những mẫu có mặt kính cong hoặc thiết kế khung vỏ đặc biệt, độ dày sẽ tính dựa trên phần vỏ, không bao gồm mặt kính.

Độ dày đồng hồ là gì?

Bề dày mặt số hay độ dày đồng hồ tính là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách và sự cân đối trong thiết kế

Không chỉ phản ánh cấu trúc bộ máy bên trong, độ dày còn ảnh hưởng đến tổng thể thiết kế và cảm giác đeo. Cùng với đường kính mặt số, đây là yếu tố quan trọng quyết định sản phẩm có phù hợp với phong cách và cổ tay người đeo hay không.

Các mức độ dày của đồng hồ phổ biến

Độ dày của đồng hồ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sự thoải mái khi đeo. Với hai dòng chính là máy cơ (Automatic, Hand Winding) và máy Quartz, độ dày có sự khác biệt đáng kể.

1. Độ dày đồng hồ cơ

Máy cơ thường dày hơn máy Quartz do có nhiều linh kiện cơ khí bên trong như bộ thoát, dây tóc, bánh răng, và đặc biệt là bộ rotor ở máy automatic.

  • Siêu mỏng (< 8 mm)

Những cỗ máy cơ có độ dày dưới 8 mm thuộc danh mục siêu mỏng. Vì có cấu tạo phức tạp nên những cỗ máy cơ siêu mỏng là một kiệt tác kỹ thuật đòi hỏi tay nghề chế tác tinh xảo và độ chính xác cực cao. Dù bộ máy cơ có cấu tạo phức tạp với hàng trăm linh kiện nhỏ, nhiều thương hiệu danh tiếng vẫn không ngừng cải tiến để tạo ra những mẫu mỏng hơn.

Một số cái tên có thể kể đến: Richard Mille RM 67-01 với bộ máy CRMA6 chỉ dày 3.6 mm, Piaget Altiplano 900P có phần vỏ chỉ 3.65 mm. 

Đặc biệt Bulgari Octo Finissimo Ultra Mark II là chiếc đồng hồ cơ mỏng nhất thế giới với độ dày chỉ 1.7 mm. 

  • Mỏng (9-11 mm)

Đồng hồ có độ dày từ 9 -11 mm thuộc phân khúc mỏng, dễ tìm hơn so với dòng siêu mỏng. Các thương hiệu từ Thụy Sỹ đến Nhật Bản đều sở hữu những mẫu này, đáp ứng nhu cầu của người dùng về sự tinh tế và thoải mái khi đeo.

Độ dày đồng hồ cơ

Cận cảnh thiết kế với mặt số lộ cơ với mặt số dày 10 mm – Ảnh sản phẩm Saga Signature 13703-SVBDBK-3

  • Dày (12 – 15 mm)

Mẫu có độ dày từ 12 – 15 mm có xu hướng thiết kế mạnh mẽ, nam tính, phù hợp với dòng có nhiều chức năng phức tạp hơn.

Những cái tên sở hữu cỗ máy này như Rolex Submariner – khoảng 12.5 mm (đồng hồ lặn), Omega Speedmaster – khoảng 14 mm (đồng hồ Chronograph),..

  • Siêu dày (> 16 mm)

Độ dày của đồng hồ trên 16 mm thuộc các dòng chuyên dụng như lặn sâu, thám hiểm hoặc mẫu có nhiều tính năng phức tạp. Chúng sở hữu thiết kế hầm hố, vỏ bảo vệ chắc chắn, mặt kính dày và tích hợp công nghệ như van thoát khí heli, khả năng chống từ hoặc chống sốc. 

Tiêu biểu như Rolex DeepSea với độ dày 17.7 mm chịu áp lực nước cực lớn, với khả năng chống nước lên đến 3.900m, Omega Seamaster Planet Ocean có độ dày 18.2mm,…

2. Độ dày đồng hồ Quartz

Máy Quartz thường mỏng hơn so với máy cơ do cơ chế hoạt động đơn giản hơn, chỉ sử dụng tinh thể thạch anh mà không cần các bộ phận cơ khí phức tạp.

  • Siêu mỏng (< 7 mm)

Mẫu thuộc phân khúc ultra-thin, nổi bật với thiết kế theo phong cách thanh lịch, tối giản, phù hợp với trang phục công sở hoặc sự kiện trang trọng. 

Ví dụ như Longines La Grande Classique có độ dày 5.4 mm,…

  • Mỏng (7 – 9mm)

Phổ biến trong dòng Dress Watch hiện đại. Với độ dày vừa phải, chúng mang lại cảm giác thoải mái khi đeo hàng ngày, đồng thời vẫn đảm bảo độ bền và tích hợp nhiều tính năng hơn so với dòng siêu mỏng. 

Thương hiệu như Saga, Citizen, Orient nổi tiếng với mẫu đồng hồ mỏng chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người dùng về cả thẩm mỹ và chức năng.

Độ dày đồng hồ máy Quartz

Saga Charm sang trọng với độ dày chỉ 7mm, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái suốt cả ngày khi đeo – Ảnh sản phẩm Saga Charm 53229-RGMWRG-7

  • Dày (11- 14 mm)

Tương tự máy cơ, sản phẩm có độ dày này thường gặp ở dòng thể thao, chronograph… Nhờ cấu trúc chắc chắn, chúng phù hợp với ai cần một cỗ máy bền bỉ và đa năng.

  • Siêu dày (> 14 mm)

Chủ yếu xuất hiện trong các dòng chuyên dụng như lặn, G-Shock hoặc smartwatch với nhiều tính năng nâng cao. Mẫu này ưu tiên độ bền, khả năng chống nước và chống sốc.

Tiêu biểu như G-Shock GA-100 có bề dày mặt số 16.9 mm,…

Dưới đây là bảng độ dày đồng hồ cho từng giới tính:

Bảng thông số kích thước đồng hồ nam

Siêu mỏngMỏngDàySiêu dày
Máy cơ< 8 mm9 – 11 mm12 – 15 mm> 16 mm
Máy pin< 7 mm< 9 mm11 – 14 mm> 14 mm

Bảng thông số kích thước đồng hồ nữ

Siêu mỏngMỏngDàySiêu dày
Máy cơ< 7 mm9 – 10 mm11 – 12 mm> 13 mm
Máy pin< 5 mm< 8 mm9 – 10 mm> 12 mm

Yếu tố ảnh hưởng đến độ dày đồng hồ

1. Bộ máy bên trong

Bộ máy là yếu tố quan trọng nhất quyết định độ dày của đồng hồ. Như đề cập ở trên, những mẫu có bộ máy cơ thường có độ dày lớn hơn so với máy pin. 

Bởi vì bộ máy thạch anh chỉ có một vài bộ phận đơn giản hơn rất nhiều so với máy cơ có hàng trăm bộ phận như bánh răng, dây cót, bánh đà,…

Khám phá chi tiết: Cấu tạo bên trong của bộ máy cơ Automatic.

Để tạo ra cỗ máy cơ mỏng hơn đòi hỏi phải chú ý rất nhiều đến từng chi tiết, đặc biệt là khi lắp ráp – do đó làm tăng độ phức tạp và giá cả cũng tăng theo.

2. Chất liệu vỏ kính

Vật liệu sử dụng cho vỏ và kính cũng ảnh hưởng đáng kể đến độ dày đồng hồ.

Thép không gỉ: Cỗ máy sử dụng vỏ thép không gỉ có độ dày tiêu chuẩn do vật liệu này cứng cáp và chịu va đập tốt, trong khi titanium nhẹ hơn nhưng vẫn đảm bảo độ bền, giúp giảm độ dày tổng thể.

Ceramic: Vỏ làm từ gốm ceramic chống trầy xước nhưng dễ vỡ hơn. Vì thế chúng được thiết kế dày hơn để tăng độ bền.

Carbon fiber hoặc forged carbon lại có ưu điểm siêu nhẹ, cho phép chế tác mỏng mà không ảnh hưởng đến độ cứng.

Sapphire là loại phổ biến nhất trong các dòng cao cấp nhờ khả năng chống trầy xước nhưng nếu dùng kính sapphire dày hoặc kính cong (domed sapphire), độ dày đồng hồ sẽ tăng lên đáng kể. 

Trong khi đó, kính khoáng cường lực như Hardlex của Seiko có thể thiết kế mỏng hơn nhưng vẫn đủ bền, còn kính acrylic nhẹ nhất, dễ trầy nhưng có thể đánh bóng lại, dễ thấy ở các mẫu vintage giúp giữ thiết kế siêu mỏng.

Ở một số mẫu lặn hoặc dòng thể thao, vỏ sẽ làm dày kết hợp kính sapphire dày để tăng khả năng chịu áp lực nước, khiến tổng thể sản phẩm trông to hơn.

Chính vì vậy, sự kết hợp giữa vỏ và kính không chỉ ảnh hưởng đến độ dày mà còn quyết định đến trải nghiệm đeo, tính thẩm mỹ và độ bền.

3. Tính năng bổ sung

Các chức năng đặc biệt sẽ làm tăng độ dày vì cần thêm bộ phận cơ khí hoặc vi mạch bên trong:

  • Chronograph (bấm giờ): Cần thêm các bánh răng và nút bấm phụ nên làm đồng hồ dày hơn ít nhất 1-2mm.
  • Lịch vạn niên: Đòi hỏi cơ chế phức tạp để tự động điều chỉnh ngày, tháng, năm nhuận, khiến độ dày tăng lên.
  • Chống nước cao: Mẫu lặn có vỏ dày để chịu áp lực nước lớn (ví dụ: Rolex Sea-Dweller có độ dày khoảng 15mm).
  • Tích hợp smartwatch: Mẫu có cảm biến đo nhịp tim, GPS hoặc pin lớn sẽ có vỏ dày hơn so với mẫu truyền thống.

4. Phong cách thiết kế

Thiết kế tổng thể cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ dày:

  • Dòng Dress Watch (trang nhã): Thiết kế mỏng, tinh tế, phù hợp với trang phục công sở.
  • Dòng thể thao: Có thiết kế hầm hố, vỏ dày để bảo vệ bộ máy khỏi va đập.
  • Dòng lặn: Vỏ và mặt kính làm dày hơn để tăng độ bền và khả năng chống nước.

Nên mua đồng hồ dày hay mỏng?

Khi cân nhắc độ dày của đồng hồ, bạn nên xem xét các yếu tố như thẩm mỹ, tính năng, sự thoải mái khi đeo và độ bền theo thời gian. Dưới đây là một số điểm so sánh để giúp bạn đưa ra quyết định hợp lý. Lưu ý, chỉ nên so sánh các sản phẩm có cùng một bộ máy hoạt động.

Xét về tính thẩm mỹ: 

Đồng hồ mỏng được đánh giá cao hơn nhờ vẻ thanh lịch và dễ phối đồ. 

Nam giới Việt Nam thường có cổ tay ở mức trung bình và nhỏ, nên thiết kế dày hoặc siêu dày có thể không phù hợp trừ khi bạn muốn tạo điểm nhấn đặc biệt, chẳng hạn như khi biểu diễn nghệ thuật. 

Do đó, nếu ưu tiên sự tinh tế và tính ứng dụng cao, thiết kế mỏng là lựa chọn tốt hơn.

Xét về tính năng bộ máy

Những mẫu có nhiều tính năng như Chronograph, lịch ngày – tháng, giờ thế giới hay chống nước cao thường có độ dày lớn hơn do cần thêm linh kiện bên trong. 

Nếu bạn cần một cỗ máy đa năng, bền bỉ để chơi thể thao như bơi lội, tennis hay golf, thiết kế dày sẽ là lựa chọn lý tưởng. 

Ngược lại, nếu công việc đòi hỏi sự chỉn chu, lịch sự, thiết kế mỏng mang lại sự thoải mái và sang trọng hơn.

Xét về sự thoải mái khi lên tay

Kiểu dáng mỏng thường nhẹ và không gây vướng víu khi mặc áo sơ mi, trong khi thiết kế dày tạo cảm giác chắc chắn nhưng có thể hơi cộm, đặc biệt với người có cổ tay nhỏ. Để có trải nghiệm tốt nhất, hãy thử đeo trước khi quyết định mua.

Nên chọn đồng hồ dày hay mỏng?

Vẻ đẹp thanh lịch trong thiết kế mỏng nhẹ, dễ dàng kết hợp với mọi phong cách – Ảnh sản phẩm Saga Stella Chance 53578-SVBLSV-2

Xét về mức độ bền bỉ theo thời gian

Dù thiết kế dày có vẻ chắc chắn hơn nhưng yếu tố quan trọng vẫn là chất liệu. Một chiếc đồng hồ mỏng làm từ vật liệu cao cấp vẫn có thể bền bỉ theo thời gian. Vì vậy, hãy cân nhắc cả thiết kế, tính năng và chất liệu để có lựa chọn phù hợp nhất.

Tóm lại: Nếu yêu thích sự thanh lịch, tiện lợi, hãy chọn thiết kế mỏng. Nếu ưu tiên độ bền, nhiều tính năng và phong cách mạnh mẽ, kiểu dáng dày sẽ là lựa chọn hoàn hảo.

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *