Trong thế giới đồng hồ xa xỉ, kỹ thuật trang trí guilloché luôn giữ một vị thế đặc biệt, thu hút giới chế tác và những người yêu thích nghệ thuật bởi vẻ đẹp mê hoặc và giá trị độc đáo.
Họa tiết Guilloché là gì? Tên gọi xuất phát từ đâu?
Guilloché là kỹ thuật trang trí khắc họa tiết hình học phức tạp, lặp đi lặp lại, thường tìm thấy trên mặt số đồng hồ, bánh đà, vỏ hoặc nắp lưng. Những kiểu dáng phổ biến của họa tiết Guilloche bao gồm:
- Đường thẳng.
- Lượn sóng.
- Hình tròn, hình vuông hoặc các hình dạng đối xứng khác
Những họa tiết này không chỉ làm tăng giá trị thẩm mỹ mà còn cải thiện khả năng đọc của đồng hồ, nhờ hiệu ứng ánh sáng phản chiếu trên bề mặt khắc.

Ảnh sản phẩm Saga Lunar 71959-RGBKTTB-2
Vậy tên gọi Guilloché xuất phát từ đâu?
Tên gọi “Guilloché” bắt nguồn từ tiếng Pháp, có nghĩa là “khắc họa tiết phức tạp”. Thuật ngữ này liên quan đến một kỹ sư người Pháp tên Guillot, người được cho là đã phát minh ra công cụ tạo họa tiết này.
Tuy nhiên, không có tài liệu chính thức nào ghi lại thông tin cụ thể về ông, khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ sự tồn tại thực sự của nhân vật này. Mặc dù không có ghi chép cụ thể về người phát minh nhưng kỹ thuật này đã xuất hiện từ thế kỷ 17.
Một trong những ứng dụng đầu tiên của Guilloche trong ngành đồng hồ là vào năm 1680, khi Pierre Duhamel ở Geneva sử dụng họa tiết này để trang trí mặt số và vỏ đồng hồ.
Họa tiết guilloché được tạo ra như thế nào?
Quá trình tạo ra họa tiết Guilloché thủ công là một nghệ thuật đỉnh cao, đòi hỏi kỹ năng điêu luyện và sự tập trung tuyệt đối từ người nghệ nhân.
Theo Yann Von Kaenel, một bậc thấy nghệ thuật chạm khắc thủ công, phải mất khoảng năm năm để một người thợ đạt đến trình độ thành thạo hoàn toàn trong kỹ thuật này. Mỗi chi tiết khắc đều phản ánh sự tinh tế, tỉ mỉ và sáng tạo của bàn tay con người.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp, Guilloche ngày nay cũng thực hiện bằng các phương pháp hiện đại như dập hoặc sử dụng máy CNC. Dù mang lại sự nhất quán và tiết kiệm thời gian nhưng chúng không thể sánh với sự độc bản và cái hồn mà nghệ nhân mang lại cho mỗi họa tiết thủ công.
1. Dùng máy CNC
Máy CNC mang lại độ chính xác gần như tuyệt đối và khả năng lặp lại hoàn hảo, cho phép tạo ra những mẫu Guilloché phức tạp hoặc họa tiết 3D đầy sáng tạo. Tuy nhiên, sản phẩm từ CNC thường thiếu dấu ấn cá nhân, bởi độ hoàn hảo đồng đều làm mất đi sự độc đáo vốn có của họa tiết thủ công. Nếu mặt đồng hồ quá đều đặn, khả năng cao đó là sản phẩm từ máy CNC.
2. Dập
Phương pháp dập là cách tiết kiệm chi phí để tạo ra họa tiết Guilloche. Trong quy trình này, mặt đồng hồ được ép với lực lớn để in họa tiết lên bề mặt. Dù nhanh chóng và hiệu quả, họa tiết dập thường thiếu đi độ sắc nét và chiều sâu đặc trưng của Guilloché thủ công.
Sự thiếu chính xác và kết cấu đơn điệu khiến những mẫu đồng hồ này không mang lại cảm giác tinh xảo như những tác phẩm chế tác bởi bàn tay nghệ nhân.
3. Thủ công
Theo phương pháp thủ công, Guilloché được tạo ra thông qua quá trình vận hành các tay quay của máy để định hướng mặt số đồng hồ một cách chính xác.
Sau đó, những “nghệ nhân Guilloché” (Guillochéur) sẽ dùng dao cắt chuyên dụng để tạo áp lực lên mặt số, từ đó thay đổi mức độ áp suất và tạo ra những họa tiết tinh tế, độc đáo. Mỗi đường nét, mỗi chi tiết được hình thành với sự tỉ mỉ đến từng milimet, mang đến những hiệu ứng hoa văn tuyệt đẹp.
Quá trình chế tác Guilloché không chỉ đòi hỏi một kỹ năng điêu luyện, mà còn là sự kiên nhẫn và tập trung cao độ. Những nghệ nhân chế tác Guilloché phải dành nhiều giờ liền để tạo ra những tác phẩm đồng hồ tuyệt mỹ, biến mỗi chiếc đồng hồ thành một kiệt tác nghệ thuật đầy sức sống.
Các hoạ tiết Guilloché nổi bật trên đồng hồ
1. Clous De Paris
Họa tiết này hình thành từ các đường khắc giao nhau vuông góc, tạo thành các kim tự tháp nhỏ xếp đều theo chiều ngang và dọc. Một số phiên bản đồng hồ còn bổ sung các đường chéo, tạo nên vẻ đẹp độc đáo và cuốn hút hơn cho mặt số.

2. Sunburst
Họa tiết này mô phỏng hình ảnh những tia sáng lan tỏa từ trung tâm đồng hồ, tạo nên một hiệu ứng thị giác mạnh mẽ. Các đường thẳng đồng tâm kết nối từ tâm ra viền không chỉ làm tăng chiều sâu cho mặt số mà còn mang lại sự chuyển sắc tuyệt đẹp khi ánh sáng chiếu vào.

Cận cảnh họa tiết Sunburst rực rỡ, tựa những tia sáng lan tỏa từ tâm mặt số – Ảnh sản phẩm Saga Lunar 71959-GPGPGP-2
3. Flinqué
Được tạo thành từ các đường cong và hình tròn tinh tế, Flinqué là một trong những họa tiết phức tạp nhất, đòi hỏi tay nghề cao từ nghệ nhân. Quá trình chế tác thường kết hợp thủ công với các thiết bị hiện đại để đạt độ chính xác tối đa. Sau khi hoàn thiện, mặt số thường phủ thêm một lớp men hoặc sơn mài mờ để bảo vệ và duy trì độ bền của họa tiết.

4. Petite Tapisserie
Họa tiết này bao gồm các ô vuông nhỏ đều nhau, có thể là nổi hoặc chìm (một số tài liệu mô tả như các kim tự tháp bị cắt ngọn). Đây là thiết kế biểu tượng của dòng Royal Oak từ thương hiệu Audemars Piguet, mang đến vẻ ngoài sang trọng và khác biệt.

5. Waves
Với những đường gợn sóng mềm mại, họa tiết Waves tạo cảm giác chuyển động tinh tế trên mặt đồng hồ, như hình ảnh mặt nước lăn tăn trong ánh sáng.

6. Grain d’Orge (Barleycorn)
Họa tiết tạo nên từ các đường tròn giao nhau đồng tâm, với chi tiết nhỏ dần ở trung tâm và lớn hơn về phía ngoài. Đây là một trong những họa tiết phổ biến và khó chế tác nhất, không chỉ xuất hiện trên mặt số mà còn sử dụng cho các bộ phận khác như quả văng hay vỏ đồng hồ.

Lịch sử ra đời nghệ thuật trang trí Guilloché
1. Giai đoạn sơ khai (Thế kỷ 16 – 17)
Guilloché ban đầu không xuất phát từ đồng hồ mà từ ngành chế tác kim loại và gỗ. Vào thế kỷ 16, các nghệ nhân châu Âu đã bắt đầu sử dụng công cụ tiện để khắc họa tiết lên bề mặt kim loại và gỗ tạo ra những hoa văn đối xứng đầy mê hoặc.
Trong ngành đồng hồ, nghệ thuật này lần đầu tiên được ghi nhận trên những chiếc đồng hồ bỏ túi và hộp đựng đồng hồ từ cuối thế kỷ 17. Jean Vallier, một nghệ nhân người Pháp, là người đầu tiên áp dụng họa tiết này lên đồng hồ vào năm 1624.
2. Giai đoạn phát triển mạnh mẽ (Thế kỷ 18 – 19)
Vào thế kỷ 18, Abraham-Louis Breguet, một nhà chế tác đồng hồ vĩ đại đã đưa nghệ thuật này trở thành biểu tượng của sự sang trọng. Năm 1786, ông bắt đầu sử dụng kỹ thuật này để trang trí mặt số, tạo nên sự khác biệt cho các sản phẩm của mình.
Những họa tiết Guilloché của Breguet không chỉ đẹp mà còn mang tính ứng dụng cao, giúp người dùng dễ dàng đọc thời gian ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu.

Ngoài đồng hồ, chúng cũng được ứng dụng rộng rãi trong nghệ thuật trang trí. Một ví dụ nổi tiếng là những quả trứng Fabergé xa xỉ, chế tác cho Hoàng gia Nga vào cuối thế kỷ 19, với họa tiết phủ men lộng lẫy.

3. Thời kỳ công nghiệp hóa (Thế kỷ 20)
Vào thế kỷ 20, ngành chế tác đồng hồ bắt đầu chuyển sang sản xuất hàng loạt. Các kỹ thuật thủ công này dần bị thay thế bởi máy móc để giảm chi phí và tăng hiệu suất. Dù vậy, kỹ thuật này vẫn giữ lại ở những thương hiệu cao cấp, nơi giá trị nghệ thuật được đặt lên hàng đầu.
4. Sự phục hưng (Từ năm 1980 đến nay)
Trong giai đoạn phục hưng đồng hồ cơ học vào những năm 1980, Guilloché đã trở lại mạnh mẽ như một phần của di sản nghệ thuật chế tác. Ngày nay, nhiều thương hiệu xa xỉ như Patek Philippe, Audemars Piguet, Vacheron Constantin, và Breguet tiếp tục sử dụng kỹ nghệ thủ công để tạo nên những kiệt tác có giá trị vượt thời gian.
Guilloché – Nghệ thuật chế tác xuất hiện ở cả phân khúc bình dân và cao cấp
Nhờ sức sáng tạo không ngừng từ các thương hiệu xa xỉ, nghệ thuật trang trí đã được nâng tầm, mang lại giá trị và lợi ích vượt trội cho người tiêu dùng.
1. Vẻ đẹp thôi miên thị giác
Guilloché không chỉ là kỹ thuật trang trí mà còn là nghệ thuật đánh thức cảm giác. Những họa tiết khắc sâu phức tạp tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo, cuốn hút ánh nhìn từ mọi góc độ. Mỗi đường nét đều như kể một câu chuyện, biến mặt đồng hồ thành một tác phẩm nghệ thuật tinh tế.

Vẻ đẹp thôi miên thị giác của Saga Stella Rectangle 71836-SVSVPK-2 cuốn hút mọi ánh nhìn
2. Phân chia bố cục và tăng tính dễ đọc
Ngoài vẻ đẹp thẩm mỹ, Guilloché còn có tác dụng thực tế. Các họa tiết thiết kế để phân chia rõ ràng các khu vực trên mặt số, như vị trí giờ, phút, giây, giúp tăng tính dễ đọc và trực quan. Điều này đặc biệt hữu ích trên các đồng hồ có nhiều chức năng như lịch ngày hay bấm giờ.
3. Các phân khúc giá đồng hồ ứng dụng Guilloché như thế nào
- Xa xỉ
Những thương hiệu hàng đầu như Patek Philippe, Breguet hay Audemars Piguet sử dụng kỹ thuật Guilloché thủ công, với từng chi tiết chế tác bằng máy tiện truyền thống hoặc tay nghề nghệ nhân tinh xảo. Những sản phẩm này là biểu tượng của sự hoàn hảo và độc bản.
- Cao cấp
Ở phân khúc này, Guilloché thường được thực hiện bằng máy CNC, mang lại độ chính xác cao nhưng không thể tái hiện hoàn toàn nét độc đáo của thủ công. Dù vậy, các mẫu đồng hồ như Omega hay TAG Heuer vẫn đảm bảo chất lượng hoàn mỹ, kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ.
- Giá rẻ, phải chăng
Phân khúc này sử dụng phương pháp dập để tạo họa tiết, phù hợp với sản xuất quy mô lớn. Mặc dù không đạt được sự tinh xảo như thủ công, nhưng các thương hiệu như Seiko hay Orient vẫn mang đến những thiết kế đẹp mắt với mức giá hợp lý, giúp nghệ thuật này trở nên dễ tiếp cận hơn với đông đảo người dùng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giải mã cọc số đồng hồ & Phân loại các thiết kế
Các loại dây đồng hồ kim loại thịnh hành nhất
Đồng hồ Vintage là gì? Lý giải sức hút vượt thời gian
Các loại dây đồng hồ phổ biến – Đặc điểm chi tiết & cách chọn
Case Back là gì? Các loại nắp lưng đồng hồ
Đá Swarovski – “Vũ khí quyến rũ” của đồng hồ thời trang
Đồng hồ Dress Watch là gì? Cách nhận diện & lựa chọn
Nhận biết 20 loại kim đồng hồ kinh điển ứng dụng chế tác
THẢO LUẬN