Dạ quang đồng hồ – bí mật giúp mặt số phát sáng trong bóng tối, mang lại trải nghiệm xem giờ rõ nét ngay cả khi thiếu sáng. Vậy điều gì giúp chúng có thể phát sáng? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn khám phá tần tần tật bí mật của chúng.
Dạ quang là gì? Trên đồng hồ chúng làm từ gì?
Dạ quang trên đồng hồ là một lớp phủ đặc biệt giúp kim, cọc số và một số chi tiết khác trên mặt số có khả năng phát sáng trong bóng tối sau khi hấp thụ ánh sáng. Điều này giúp người đeo dễ dàng quan sát thời gian trong điều kiện thiếu sáng hoặc ban đêm.
Chúng thường có màu trắng hoặc xanh nhạt khi nhìn dưới ánh sáng bình thường. Khi vào bóng tối, nó phát ra ánh sáng xanh lục, xanh lam hoặc vàng tùy vào chất liệu sử dụng. Các thương hiệu có thể phủ lớp này lên kim, cọc số, viền bezel, vòng ngoài hoặc thậm chí toàn bộ mặt số, tùy vào thiết kế của từng mẫu đồng hồ.

Dạ quang được phủ trên kim, cọc số,.. của đồng hồ giúp quan sát thời gian dễ dàng trong bóng tối
Trên lý thuyết hóa học, dạ quang hấp thụ năng lượng photon, kích thích electron lên trạng thái cao hơn; sau một khoảng thời gian, electron dần trở về trạng thái cơ bản và phát ra photon dưới dạng ánh sáng nhìn thấy.
Vậy dạ quang làm từ gì? Chúng có thể làm từ hợp chất phát quang như Radium, Tritium, SuperLumiNova, LumiBrite,..
Để biết cỗ máy của bạn có chất liệu này hay không, hãy đưa nó vào bóng tối và quan sát. Nếu cọc số phát sáng đó chính là đồng hồ dạ quang.
Ưu nhược điểm của dạ quang đồng hồ
1. Ưu điểm
- Giúp người đeo dễ dàng đọc giờ trong điều kiện thiếu sáng, đặc biệt hữu ích với đồng hồ lặn, đồng hồ quân đội hoặc đồng hồ thể thao.
- Các vật liệu dạ quang như SuperLumiNova hay LumiBrite hấp thụ ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo để phát sáng, không cần pin hay nguồn điện bổ sung.
- Các vật liệu hiện đại không chứa phóng xạ, an toàn cho người dùng và có thể duy trì khả năng phát sáng trong nhiều năm.
- Mang đến hiệu ứng phát sáng đẹp mắt, có thể có nhiều màu sắc khác nhau như xanh lục, xanh lam, vàng, cam,… giúp tăng tính thẩm mỹ cho cỗ máy thời gian.
2. Nhược điểm
Cần hấp thụ ánh sáng trước khi phát sáng và độ sáng giảm dần theo thời gian khiến nhiều người không quá mặn mà với đồng hồ dạ quang. Nếu không tiếp xúc đủ ánh sáng, khả năng phát quang sẽ yếu và sau thời gian dài sử dụng, độ sáng cũng không còn như ban đầu.
3 dạng dạ quang trên đồng hồ
1. Dạ quang Radium
Radium là vật liệu phát quang đầu tiên được ứng dụng trên đồng hồ, do nhà vật lý Marie Curie phát hiện vào năm 1898.
Hợp chất này bao gồm radium và kẽm sunfua, được phủ lên kim và các số trên mặt cỗ máy thời gian để tạo hiệu ứng phát sáng. Tuy nhiên, ánh sáng phát ra không ổn định. Một số mẫu sử dụng radium có thể phát sáng mạnh và liên tục trong suốt 50 năm trước khi tắt hẳn.
Một thực tế đáng lo ngại là radium phát ra tia gamma và khí radon – những tác nhân có thể gây ung thư, thậm chí dẫn đến ngộ độc phóng xạ và tử vong. Vì lý do an toàn, chất liệu này đã bị cấm vĩnh viễn trong ngành chế tạo đồng hồ.

Các công nhân trực tiếp sơn chất phát quang cho mặt số đồng hồ trong thời kỳ đó đã mắc bệnh nghiêm trọng và qua đời do tiếp xúc với Radioluminescence trong môi trường làm việc.
2. Dạ quang Tritium
Sau khi radium bị cấm vĩnh viễn vào năm 1968, dạ quang Tritium (hay còn gọi là Triti) nhanh chóng trở thành lựa chọn thay thế hàng đầu. Chất này được tạo ra bằng cách sử dụng ống thủy tinh chứa lớp phốt pho kết hợp với khí Triti để tạo hiệu ứng phát quang.
Chúng có khả năng phát sáng liên tục mà không cần nguồn điện hay bất kỳ sự hỗ trợ nào khác. Nếu sử dụng chất liệu với mức độ vừa phải, Tritium không gây hại cho sức khỏe con người hoặc ít ảnh hưởng hơn radium. Năm 1968, chất liệu này lần đầu tiên được ứng dụng trên cỗ máy thời gian của quân đội và nhanh chóng được nhiều người săn đón.
Thời gian phát sáng mạnh nhất của Tritium trên đồng hồ kéo dài khoảng 12 năm và có thể lên đến 25 năm đối với mẫu kỹ thuật.
Khi vào bóng tối, ánh sáng Tritium trên mặt số có nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh có độ sáng mạnh nhất (đạt 100%), màu xanh lam và màu trắng có độ sáng khoảng 60%, màu cam có độ sáng thấp hơn khoảng 40%.
Không chỉ giới hạn trong ngành đồng hồ, chúng còn ứng dụng trong bảng điều khiển máy bay, la bàn, ống ngắm, vũ khí, điểm ngắm súng trường,…
Mặt số sử dụng Tritium thường được ký hiệu bằng chữ “T”, chẳng hạn như T-SWISS-T hoặc SWISS-T <25.

Tritium là chất liệu thay thế cho dạ quang radium sau khi bị cấm vĩnh viễn
3. Lân quang (bao gồm SuperLumiNova và LumiBrite)
Lân quang là hiện tượng một vật liệu phát sáng trong bóng tối sau khi hấp thụ ánh sáng. Chất liệu này đã được nền văn hóa Đông Á ứng dụng trong nghệ thuật và chế tác trang sức từ hàng ngàn năm trước. Tuy nhiên, việc phủ lân quang lên cọc số và kim cỗ máy lại bắt nguồn từ châu Âu.
Ngày nay, lân quang chủ yếu được dùng trên các mẫu chuyên dụng, như đồng hồ thợ lặn, đồng hồ thể thao hay những dòng cần hiển thị rõ trong môi trường tối. Một số vật liệu phát quang phổ biến trong ngành này gồm SuperLumiNova, LumiBrite, Nautilite, NoctiLumina,…Chúng đều có thành phần chính là Strontium Aluminate (SrAl₂O₄) kết hợp với Kẽm Sunfua (ZnS).
3.1. SuperLumiNova
Đây là phát minh của công ty Nemoto (Nhật Bản) vào năm 1993, sử dụng rộng rãi trên cả đồng hồ Nhật Bản và Thụy Sỹ. Từ năm 1977, tập đoàn Swatch của Thụy Sỹ đã độc quyền sử dụng loại dạ quang này cho các cỗ máy thời gian của họ.
Đặc điểm của vật liệu này:
- Cơ chế hoạt động: SuperLumiNova hoạt động như một viên pin lưu trữ ánh sáng. Khi tiếp xúc với nguồn sáng (tự nhiên hoặc nhân tạo), vật liệu này sẽ hấp thụ và sau đó phát sáng trong bóng tối. Ánh sáng Mặt Trời mang lại hiệu quả “sạc” cao nhất.
- An toàn & không phóng xạ: Vật liệu này không chứa chất phóng xạ, an toàn tuyệt đối cho cả nhà sản xuất lẫn người sử dụng.
- Độ sáng vượt trội: Cường độ phát sáng cao gấp 10 lần so với vật liệu phát quang thế hệ trước.
- Tuổi thọ: Về lý thuyết, nếu không có thay đổi hóa học nào xảy ra, SuperLumiNova có thể giữ tính phát quang vô thời hạn.
- Chất lượng & tiêu chuẩn: Được sản xuất với 100% bột màu Thụy Sỹ, đáp ứng tiêu chuẩn REACH (Quy chế quản lý hóa chất của Liên minh Châu Âu).
- Màu sắc đa dạng: Có thể tạo ra nhiều sắc độ khác nhau như xanh lam, xanh lục, trắng, vàng, cam, hồng, tím, xanh lam sẫm (ultramarine),… Màu sắc có thể tùy chỉnh theo yêu cầu của nhà sản xuất (RC Tritec).

3.2. LumiBrite
LumiBrite là vật liệu phát quang do Seiko phát triển nhưng không rõ thời điểm chính xác ra mắt. Lumi-Brite được Menoto & Co. phát triển thông qua công nghệ LumiNova, giống với Super-LumiNova. Điểm khác biệt chính là Super-LumiNova được cấp phép sản xuất và phân phối tại Thụy Sỹ.
Đặc điểm của loại dạ quang đồng hồ này:
- Thời gian sạc & phát sáng: Chỉ cần sạc 10 phút dưới ánh sáng mạnh đã có thể phát sáng từ 3 đến 5 giờ.
- Tuổi thọ dài hơn SuperLumiNova: LumiBrite có độ bền cao, có thể duy trì hiệu quả trong 10 đến 20 năm hoặc hơn.
- Cường độ sáng & tính ổn định: Có độ sáng ổn định hơn theo thời gian so với SuperLumiNova. Các mẫu sản phẩm lặn của Seiko sau 20 năm vẫn có thể phát sáng tương đối rõ ràng, dù độ sáng giảm nhẹ.
- Không phóng xạ & an toàn: Giống như SuperLumiNova, LumiBrite không chứa chất phóng xạ, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- So sánh với Tritium: LumiBrite có ưu điểm hơn Tritium ở chỗ không bị giảm cường độ sáng theo chu kỳ bán rã. Ngay cả sau nhiều năm, LumiBrite vẫn giữ được một phần khả năng phát sáng, dù không còn mạnh như ban đầu.

Các thương hiệu đa số sử dụng lân quang (SuperLuminova và LumiBrite) cho cỗ máy thời gian vì nó an toàn và không chứa chất phóng xạ
Giải đáp 5 thắc mắc liên quan
1. Dạ quang hấp thụ gì để sáng?
Kim và cọc số đồng hồ được phủ một lớp dạ quang có khả năng hấp thụ ánh sáng từ các nguồn như Mặt Trời, đèn huỳnh quang, đèn LED hay đèn flash điện thoại. Sau khi tích trữ năng lượng, chúng sẽ phát sáng trong bóng tối.
Thời gian cần để nạp đủ năng lượng thường khoảng 15 phút, tùy thuộc vào cường độ ánh sáng. Nếu tiếp xúc liên tục với nguồn sáng, vật liệu này sẽ được nạp lại và duy trì độ sáng ổn định.
2. Dạ quang có thể sáng được bao lâu? Có bị mờ theo thời gian không?
Thời gian phát sáng của dạ quang đồng hồ phụ thuộc vào nguồn nạp năng lượng và chất liệu phát quang được sử dụng.
Tùy vào nguồn nạp ánh sáng:
- Ánh sáng Mặt Trời: Nếu cỗ máy được sạc dưới ánh sáng Mặt Trời mạnh trong 10-30 phút, có thể phát sáng từ 30-60 phút.
- Đèn nhân tạo (đèn phòng, đèn bàn…): Hiệu suất sạc thấp hơn, mất khoảng 30-60 phút để phát sáng trong thời gian ngắn hơn.
Tùy vào chất liệu:
- LumiBrite: Được sử dụng trên đồng hồ Seiko, có thể phát sáng từ 3-5 tiếng chỉ với 10 phút sạc. Năng lượng dự trữ gần như vô tận.
- SuperLumiNova: Vật liệu an toàn cho sức khỏe, phát sáng mạnh và lâu, không bị cạn kiệt năng lượng theo thời gian.
Vậy dạ quang đồng hồ có mờ theo thời gian không? Câu trả lời là có vì bản chất đây chỉ là một lớp phủ trên kim và cọc số. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại, lớp phủ này vẫn bám chắc và duy trì khả năng phát sáng trong suốt vòng đời của đồng hồ.
Trên thực tế, rất ít người phàn nàn về việc chất liệu này bị bay màu, bởi yếu tố này không quá quan trọng và cũng không ảnh hưởng đến giá trị tổng thể của một cỗ máy thời gian.
3. Loại đồng hồ nào thường có dạ quang?
Những loại cỗ máy thời gian có vật liệu này chủ yếu là các dòng được thiết kế để sử dụng trong điều kiện thiếu sáng hoặc môi trường khắc nghiệt. Một số dòng phổ biến bao gồm:
- Đồng hồ lặn: Được trang bị dạ quang mạnh để giúp thợ lặn dễ dàng đọc giờ dưới nước, nơi ánh sáng yếu hoặc không có ánh sáng.
- Đồng hồ quân đội: Sử dụng vật liệu này để hỗ trợ người lính quan sát thời gian trong điều kiện chiến đấu ban đêm hoặc môi trường thiếu sáng.
- Đồng hồ phi công: Cần khả năng hiển thị rõ ràng ngay cả trong buồng lái tối hoặc khi bay đêm.
- Đồng hồ thể thao & dã ngoại: Các dòng chuyên dụng cho hoạt động ngoài trời, leo núi, thám hiểm… giúp người dùng quan sát thời gian dễ dàng hơn khi trời tối.
Ngoài ra, một số thương hiệu cao cấp như Rolex, Patek Philippe, Omega,.. cũng trang bị lớp này để tăng tính thẩm mỹ và tiện ích cho cỗ máy thời gian của mình.
4. Phân biệt dạ quang với huỳnh quang
Dạ quang | Huỳnh quang | |
Cơ chế phát sáng | Hấp thụ ánh sáng, sau đó phát ra từ từ trong thời gian dài, ngay cả khi không còn nguồn sáng. | Hấp thụ năng lượng từ nguồn sáng và phát ra gần như ngay lập tức, nhưng ngừng phát sáng ngay khi tắt nguồn sáng. |
Thời gian phát sáng | Từ vài phút đến vài giờ sau khi tắt nguồn sáng | Chỉ phát sáng khi có nguồn sáng chiếu vào, tắt ngay khi ngừng chiếu sáng. |
Nguyên lý hoạt động | Khi hấp thụ ánh sáng, electron trong vật liệu chuyển lên mức năng lượng cao nhưng bị “kẹt” trong một trạng thái đặc biệt. Chúng chỉ có thể trở lại trạng thái ban đầu một cách chậm rãi, giải phóng ánh sáng dần dần. | Khi hấp thụ ánh sáng, electron nhảy lên mức năng lượng cao rồi nhanh chóng quay lại trạng thái ban đầu ngay lập tức, phát ra ánh sáng ngay lúc đó. |
Khả năng phát sáng trong bóng tối | Có thể phát sáng mà không cần nguồn sáng sau khi đã hấp thụ đủ ánh sáng trước đó. | Không thể phát sáng nếu không có nguồn sáng kích thích liên tục. |
Ứng dụng phổ biến | Đồng hồ, biển báo thoát hiểm, đồ chơi phát sáng, sticker dạ quang. | Đèn neon, bút dạ, màn hình LED, áp phích phát sáng dưới đèn UV. |
Tóm lại:
- Dạ quang đồng hồ phát sáng chậm và kéo dài ngay cả khi không còn nguồn sáng.
- Huỳnh quang phát sáng ngay lập tức nhưng tắt ngay khi không còn nguồn sáng.
5. Đồng hồ có dạ quang có đẹp hơn, có đắt hơn không?
Việc đồng hồ có dạ quang đẹp hay không còn phụ thuộc vào sở thích của từng người. Tuy nhiên, tại Việt Nam, sản phẩm này thường được nam giới ưa chuộng nhờ vào sự mạnh mẽ, tiện ích khi xem giờ trong bóng tối và phù hợp với hoạt động thể thao, dã ngoại.

Một trong số ít mẫu đồng hồ Saga được trang bị sơn dạ quang LumiNova trắng của Thụy Sỹ, công nghệ phát sáng cao cấp được nhiều thương hiệu danh tiếng tin dùng – Ảnh Saga Long Xing Da Da 13665-SVPEBK-3LH
Không chỉ dành riêng cho phái mạnh, cỗ máy thời gian ở nữ cũng được trang bị như một điểm nhấn thời trang độc đáo. Trong những buổi tiệc tối, ánh sáng phát ra từ kim và mặt số sẽ giúp các nàng thêm nổi bật và cuốn hút.
Về giá cả, đây không phải là một chất liệu quá quý hiếm hay đắt đỏ, nên không ảnh hưởng đáng kể đến giá thành đồng hồ. Bạn có thể dễ dàng mua ở nhiều mức giá khác nhau dao động từ vài trăm đến vài triệu cho mẫu từ phổ thông đến cao cấp.
Tìm hiểu thêm về các tính năng độc đáo trên đồng hồ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giải mã cọc số đồng hồ & Phân loại các thiết kế
Các loại dây đồng hồ kim loại thịnh hành nhất
Đồng hồ Vintage là gì? Lý giải sức hút vượt thời gian
Các loại dây đồng hồ phổ biến – Đặc điểm chi tiết & cách chọn
Case Back là gì? Các loại nắp lưng đồng hồ
Đá Swarovski – “Vũ khí quyến rũ” của đồng hồ thời trang
Đồng hồ Dress Watch là gì? Cách nhận diện & lựa chọn
Nhận biết 20 loại kim đồng hồ kinh điển ứng dụng chế tác
THẢO LUẬN